Phương pháp STEAM là gì? Áp dụng Steam trong giáo dục mầm non Pikids Planet

1. Đặt vấn đề.

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những chuyển biến sâu và rộng ở tất cả các lĩnh vực, điều này cũng tạo ra những vấn đề và thách thức đối với người làm công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục mầm non nói riêng. Đặc biệt là việc sử dụng phương pháp dạy học mới để đào tạo ra những con người đầy sáng tạo và có tư duy phản biện. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các bậc học nói chung và bậc học mầm non nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng cần được đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới. Để làm được điều này, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới là hết sức cần thiết. Có nhiều phương pháp dạy học mới ngoài mô hình giáo dục truyền thống như phương pháp Glenn Doman (Mỹ), phương pháp Reggio Emilia (Ý), phương pháp Montessori (Ý)... Trong đó, phương pháp STEAM (phương pháp giáo dục tích hợp của Mỹ) là một lựa chọn để giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩ năng tư duy mới cho thế hệ mai sau. Bài viết này đề cập đến phương pháp giáo dục STEAM để thấy được những ưu điểm và minh họa bằng việc vận dụng vào tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non tích hợp với các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học cũng như những yêu cầu của phương pháp này.

Steam pikids planet

2. Nội dung

2.1. STEAM là gì?

STEAM là phương pháp giáo dục đặc biệt tích hợp các yếu tố về

  • Science (Khoa học),
  • Technology (Công nghệ),
  • Engineering (Kĩ thuật),
  • Art (Nghệ thuật),
  • Math (Toán học)

Nhằm giúp trẻ mầm non tiếp thu kiến thức từ hoạt động khoa học và nghệ thuật, hướng tới xây dựng nền tảng chính cho thành tích học tập sau này. Giáo dục STEAM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực đã nêu trên để mang đến cho trẻ những trải nghiệm thực tế, thực sự có ý nghĩa. Việc dạy và học STEAM tăng tính hấp dẫn với trẻ, giúp trẻ hiểu sâu hơn vấn đề và hơn nữa giúp trẻ liên hệ với những gì đã học được.

2.2. Kĩ năng STEAM Giáo dục

STEAM không kỳ vọng trẻ sau này trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kĩ sư, những kĩ thuật viên hay họa sĩ mà xây dựng cho trẻ có những kĩ năng có thể sử dụng được để hoạt động và phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. Đó chính là kĩ năng STEAM. Kĩ năng STEAM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ 5 nhóm kĩ năng:

  • Kĩ năng Khoa học xây dựng khả năng liên kết những định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong giáo dục Khoa học - Công nghệ để trẻ thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
  • Kĩ năng Công nghệ mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu... đến những vật dụng phức tạp hơn; cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người, đều được coi là công nghệ.
  • Kĩ năng Kĩ thuật giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.
  • Kĩ năng Nghệ thuật khi thông qua hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé dán…), trẻ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang màu sắc của riêng trẻ, thông qua đó giúp trẻ tái hiện và phản ánh thế giới hiện thực xung quanh, hình thành ở trẻ niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật.
  • Kĩ năng Toán học giúp trẻ hình thành kĩ năng toán học từ sớm và có các ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kĩ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày

Đăng ký tư vấn học phí và bảng biểu của trường